20 minute read

This is my friend and old student, Khanh Tung. He’s a high school student now. I asked him to share his advice about learning English and some tips for studying for the IELTS exam. Please enjoy. 😊

1. About Khanh Tung

I used to be a huge game addict (now I still love games but to a much lesser extent), spending the entire summer focusing on games like World of Tanks and Minecraft during my year as a secondary school student. I thought I could retain this status quo until I became an adult but things didn’t go the way I had previously expected when the time comes for the high school entrance exam. Luckily for me, I still have some prior experiences when it comes to learning English, albeit with an unstable foundation. However, I managed to attain a higher level of English skills through determination and encouragement. Here’s what I have learned so far, since it’s just my personal experience, read carefully and see if there are tips that prove to be useful and incorporate them into your life! — Khanh Tung

Mình hi vọng bài viết dưới đây có thể giúp bạn phần nào trong quá trình học tiếng Anh của bản thân. Điều quan trọng là bạn sẽ phải cố gắng học thường xuyên, tự bắt lỗi của bản thân và có những người thầy, cô hoặc người bạn tận tâm, sẵn sàng chỉ ra lỗi sai để giúp bạn phát triển hơn.

1.1 Đặt mục tiêu

Nếu bạn có mục tiêu cụ thể rõ ràng, bạn sẽ không bị nản lòng hay chùn bước trước khó khăn. Nó giống việc bạn có một nền tảng vững chắc chống đỡ sau lưng để tiếp tục tiến về phía trước vậy.

Thứ quan trọng nhất đối với bạn là gì? Bạn muốn đạt mục tiêu này vì ai? Nó có ích lợi cho bạn trong tương lai không? Hãy đặt mục tiêu rõ ràng, có thể với được chứ không được viển vông và hãy nhớ dành thêm thời gian để tập trung cho mục tiêu đấy.

1.1.1 Ví dụ

  • Thứ quan trọng nhất đối với mình là được giúp đỡ người khác, mình đạt mục tiêu này là để cải thiện bản thân mình. Những ích lợi trong tương lai là mình sẽ làm hồ sơ của mình hoặc tăng khả năng được nhận vào trường đại học danh tiếng ABC nào đó..

  • Nếu mục tiêu của bạn là ôn thi vào lớp chuyên Anh của trường Chuyên, hãy giảm bớt thời gian giải trí như chơi điện tử, đi chơi với bạn bè, vv..

1.1.2 Lưu ý nhỏ

Một lưu ý trước khi lập thời gian biểu là hãy biết cân bằng giữa việc học >< thể thao và giấc ngủ.Nếu bạn học nhiều đến nỗi lấn vào thời gian ngủ thì có thể ảnh hưởng đến sức làm việc của não vào ngày mai. Nếu việc thiếu ngủ diễn ra lâu thì năng suất làm việc của não sẽ xuống cấp dần.

  • Hãy cố gắng dành một vài buổi trong tuần để thể dục, thể thao bạn không thể thao thì sẽ cảm thấy khá khó chịu và uể oải trong người. Đồng thời, thể thao sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và có nhiều năng lượng hơn.

  • Mặc dù cái này có thể tuỳ vào cơ địa của mỗi người, các bạn nhớ để ý nhé. Nếu bạn chấp nhận bỏ qua hai yếu tố trên thì OK, vì mỗi người sẽ khác.

1.2 Một số hiện tượng cần tránh và lưu ý trong học tập (nhồi nhét..)

Tiếp theo, chúng ta hãy bàn về một số hiện tượng cần tránh và một số điều nên lưu ý để có thể học tập hiệu quả nhé..

1.2.1 Bạn sẽ phải bỏ rất nhiều công sức

Học cũng giống như tập tạ hoặc chống đẩy vậy, ban đầu bạn sẽ cảm thấy nó khó, nhưng dần dà, cơ trong cơ thể sẽ phát triển để thích nghi. Bạn sẽ cảm thấy chống đẩy 30-40 lần không còn khó nhằn như trước nữa. Cách nhanh nhất để tiến bộ là luyện tập thường xuyên.

  • Practice makes progress not perfect.

1.2.2 Đặt giới hạn về thời gian

Hãy đặt thời gian đếm ngược y như khi làm bài thi thật vậy. Điều này sẽ giúp bạn thích nghi dần với không khí thi cử để sau này vào làm sẽ bớt bị bỡ ngỡ..

1.2.3 Sống thật với bản thân

Hãy nghiêm khắc đánh giá bài làm của bạn. Chỉ có vậy bạn mới nhận ra điểm yếu của mình ở đâu.

Nếu bạn không sống thật với bản thân thì sẽ bạn sẽ không bao giờ cải thiện được điểm số cả. Vì bạn nghĩ OK mình hiện tại khá ổn rồi, không cần phải làm thêm bài tập đâu cho mệt.

1.2.4 Không nên làm nhiều việc cùng một lúc, tập trung vào một thứ thôi

1.2.4.1 Về Multi-task

Multi-task, hay nói nôm na ra là làm nhiều việc cùng một lúc chỉ khiến não bộ chúng ta mệt mỏi và làm việc thiếu năng suất hơn.

Một ví dụ đơn giản là việc bạn vừa học vừa kiểm tra tin nhắn của bạn bè hoặc vừa học vừa bật video trên Youtube xem.

Theo một nghiên cứu của đại học Stanford thì những người làm multitask (hay những người làm nhiều việc cùng một lúc) làm việc kém hiệu quả hơn những người làm xong việc này mới chuyển sang việc khác.

Nếu bạn có thể tránh được những cám dỗ từ mạng xã hội và tập trung tốt vào công việc trước mắt thì qua thời gian, bạn sẽ rèn cho mình kĩ năng deep work.

1.2.4.1 Về deep work

Deep work (làm việc tập trung, làm việc sâu) là gì?

Deep work là khả năng làm việc ở mức tập trung cao độ mà không có bất kỳ sự sao lãng nào làm ảnh hưởng đối với những công việc đòi hỏi sự nhận thức tốt. Làm việc “nông” (Shallow work) là những kiểu công việc có tính logic, không đòi hỏi sự tập trung cao độ, lặp đi lặp lại và thường dễ bị sao lãng. Deep Work được ví như một yếu tố siêu mạnh cần phải có trong thời kỳ nền kinh tế cạnh tranh của thế kỷ 21 ngày nay.

Trích dẫn: https://tamly.blog/deep-work-ky-nang-lam-viec-quan-trong-the-ky-21/

Có khi nào mà các bạn chơi điện tử hoặc xem một bộ phim hay đến mức mà gần vài tiếng trôi qua mà cảm giác như chỉ là một quãng thời gian ngắn không? Đấy là cảm giác khi bạn làm việc ở mức tập trung cao độ.

Bạn sẽ cảm nhận được điều tương tự khi tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc hiện tại và tránh được cám dỗ từ mạng xã hội hay các thiết bị công nghệ. Hãy cố tập trung vào 1 việc duy nhất, nếu bạn bắt gặp những suy nghĩ gây mất tập trung, hãy để một quyển sổ để note lại những suy nghĩ đó. Sau khi học xong, bạn có thể xử lý chúng.

1.2.5 Về việc học nhồi nhét

“Học quá nhiều thì chẳng được bao nhiêu, học ít thì học bao nhiêu được bấy nhiêu”

Trong đó, có hiệu ứng Brita mà mình thấy là một ví dụ dễ hiểu nhất cho việc tại sao không nên học nhồi học nhét.

1.2.5.1 Hiệu ứng Brita là gì?

Brita là một thương hiệu máy lọc nước của Mỹ. Mỗi lần đổ nước vào phải đổ một lượng nước nhất định vào và chờ cho nước thấm dần qua bộ lọc xuống bên dưới.

Nếu đổ quá nhiều nước, nó sẽ bị tràn và mất hẳn lượng nước tràn đó! Điều tương tự cũng xảy ra với việc học hành. Mỗi lần học một ít và để kiến thức thấm dần. Khi kiến thức đó đã thấm xong, ta có thể học thêm một chút nữa, từng chút một.

Nếu học ‘quá nhiều’, tức là học liên tục nhiều giờ liền, hoặc chỉ trong 1 thời gian ngắn mà nhồi nhét nhiều kiến thức, như thế sẽ không tốt và kiến thức khi đó sẽ bị ‘tràn’ khỏi đầu”.

1.3 Kết luận

Khả năng tập trung và nắm kiến thức của mỗi người là có hạn. Càng học nhiều thì càng nhớ được ít. Kiến thức càng được đơn giản hóa và đi vào vấn đề chính thì khả năng nhớ được kiến thức đó càng cao Và càng phân chia thời gian hợp lý, học sớm, không để nước đến chân mới nhảy thì bạn học càng “vào”, nhớ càng lâu. Đó là lý do chúng ta cần thời gian biểu hợp lý và mục tiêu rõ ràng cụ thể. Sau khi đi sâu vào việc phân chia thời gian biểu và một số hiện tượng cần tránh khi ôn thi, hãy cùng mình điểm qua một số phương pháp tư duy để cải thiện các kỹ năng trong tiếng Anh nhé.

2. Hướng tư duy để cải thiện 4 kĩ năng trong tiếng Anh

Hãy tìm hiểu kĩ và nắm chắc cấu trúc đề thi, có thể tham khảo trên BritishCouncil 2.1. Phần nghe • Hãy thận trọng khi đọc đề bài, đặc biệt là số lượng từ được phép có trong câu trả lời, vì một số yêu cầu chỉ định bạn sẽ chỉ điền một từ, hai từ hoặc 1 con số nào đó, v.v… Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị khả năng phân tích câu hỏi, vốn từ vựng phong phú, đặc biệt là những từ đồng nghĩa, vì các từ vựng sử dụng trong bài nghe sẽ không giống với câu hỏi mà đôi khi chúng được diễn giải bằng các từ đồng nghĩa. • Đọc kĩ câu hỏi khi đĩa đang đọc đề bài, hãy tận dụng khoảng thời gian này tốt nhất có thể • Gạch keywords, đầu tiên là gạch câu hỏi, chỉ nên gạch 3-4 keywords, làm sao mà khi bạn đọc keyword là đã hiểu được nội dung câu hỏi rồi • Sau đó ta gạch keywords ở phần câu trả lời, hãy gạch từ khoá nào mà có thể gần như bao quát được cả cái câu trả lời đấy. Kiểu nhìn vào là biết luôn nội dung • Nếu nghe không được thì bạn nên bỏ qua chứ đừng luyến tiếc gì cả • Hãy cẩn thận để không bị mắc phải bẫy thông tin trong bài nghe, do đó hãy cố gắng lắng nghe và đừng để mất tập trung vì có thể bạn sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng nhất, có khi đó chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.

2.2. Phần đọc

  • Làm theo trình tự dễ trước – khó sau để tránh bị tốn thời gian
  • Đáp án sẽ thường là từ đồng nghĩa chứ không bao giờ là cùng một từ cả
  • Không đọc toàn bài, đọc câu hỏi trước, gạch từ khoá rồi mới chuyển sang đọc bài

2.2.1. Luyện những kĩ năng đọc như

  1. Đọc lướt (skimming) Skim – đọc lướt. Đây là quá trình đọc để có cái nhìn tổng thể và hiểu sơ một chút về nội dung. Thường thì bạn sẽ đọc lướt qua toàn bài để hiểu được sơ sơ nội dung rồi bắt đầu đọc lướt qua từng khổ một để hiểu được nội dung của mỗi khổ là về cái gì?

Hãy để ý đến tiêu đề, tiêu đề phụ, từ khoá và câu chủ đề

  1. Quét thông tin (scanning) Scan – đọc quét. Đây là quá trình đọc tìm kiếm từ khoá trong bài đọc, nhưng hãy đảm bảo bạn đã biết được từ khoá cần tìm bằng cách đọc phần câu hỏi trước. Với cách đọc này, bạn sẽ không cần đọc hết mà bỏ qua một số chi tiết không cần thiết mà vẫn tìm được đáp án. Kỹ năng này cần luyện nhiều để lựa chọn được thông tin cần thiết, tiết kiệm thời gian cho bạn.

  2. Đọc chuyên sâu (intensive reading)

Giúp bạn hiểu kĩ càng nội dung của bài đọc, tuy nhiên không nên áp dụng intensive reading ngay. Đây chỉ là phương pháp cuối cùng nếu như bạn sử dụng phương pháp scanning mãi mà không tìm ra được từ khoá cần tìm

2.3. Phần viết

Bạn còn có thể tham khảo thêm ở đây: https://www.britishcouncil.vn/hoc-tieng-anh/tieng-anh-nguoi-lon/kinh-nghiem/cac-buoc-can-chuan-bi-va-cach-tinh-diem-bai-thi-ielts-writing

Phần biểu đồ

1, Hãy làm quen với các dạng biểu đồ thường xuất hiện ở IELTS Academic để giúp bạn dễ đọc dữ liệu hơn. Biểu đồ thường có ba nhóm: biểu đồ tĩnh, biểu đồ động và các loại khác..

Giải thích thêm: (static charts & dynamic charts)

  • Biểu đồ tĩnh: thường đưa ra thông tin về một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: một năm) và không thể hiện tăng giảm mà chỉ thể hiện các số liệu cao hơn hoặc thấp hơn tương phản với nhau.

  • Biểu đồ động: cho thấy những thay đổi theo thời gian (ví dụ: biểu đồ đường thể hiện dữ liệu trong hơn 100 năm với các số liệu 10 năm thay đổi 1 lần).

  • Các loại biểu đồ khác bao gồm: bản đồ và quy trình. Ví dụ: Bản đồ kế hoạch của các trường học, hoặc trung tâm thành phố, hoặc thậm chí là các mặt cắt ngang, v.v… hoặc các quy trình công nghiệp hoặc quy trình tự nhiên về cách sản xuất một sản phẩm đó, quy trình về vòng đời của động vật hoặc biểu đồ cho thấy cách thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng, v.v…

2, Lên danh sách các từ vựng riêng và các thì tiếng Anh cho từng loại biểu đồ Ví dụ: Những từ vựng mô tả sự thay đổi: increase, decrease, rise, fall, soar, plummet,…Những từ vựng mô tả các điểm cao nhất, thấp nhất, ổn định hoặc không ổn định trong biểu đồ: peak, through, plateau, remain unchanged, fluctuate,…

3, Dành 10 phút để lên dàn ý cho bài viết, sắp xếp ý tưởng của bạn để bài viết có tính mạch lạc và chặt chẽ. Sau đó, suy nghĩ đến những từ liên kết mà bạn có thể sử dụng (ví dụ: however, in contrast, similarly, after this,…).

4, Đối với biểu đồ tĩnh và động: bạn nên sử dụng các cụm danh từ để mô tả. Riêng về biểu đồ tĩnh, bạn có thể nói về con số nào thấp hơn và cao hơn. Còn với biểu đồ động, bạn cần nói về sự tăng giảm và dùng những từ đồng nghĩa để mô tả (ví dụ: biểu đồ thể hiện lượng điện được sản xuất ở một quốc gia nhất định trong khoảng thời gian 10 năm, bạn sẽ có các từ đồng nghĩa để mô tả như: energy production, the amount of energy which was generated, production of energy,…).

Về ngữ pháp: những câu phức thường sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn. Ngoài ra, bạn nên cố gắng sử dụng nhiều cấu trúc khác nhau khi viết về biểu đồ động (ví dụ: adj + danh từ, động từ + trạng từ,…) cũng như kết hợp các cụm danh từ.

Phần bài luận

Format của một bài luận luôn bao gồm 3 phần: giới thiệu, thân bài, kết luận. Tuy nhiên, các dạng bài luận trong Writing Task 2 rất đa dạng như: giải pháp cho một vấn đề, nguyên nhân, thể hiện mức độ đồng ý hoặc không đồng ý đối với đề tài được cho,…)

1, Để đạt điểm cao cho phần Writing Task 2 thì các bạn nên chuẩn bị trước những điều sau đây:

  • Nghiên cứu những từ vựng về các lĩnh vực thường xuất hiện trong đề thi IELTS như: giáo dục, các vấn đề xã hội, thế giới, v.v…

  • Dành thời gian tìm hiểu các thành ngữ liên quan đến các chủ đề trên

2, Khi bước vào đề thi chính thức, bạn cần phải lưu ý:

  • Outline ý tưởng ra trước, brainstorm càng nhiều càng tốt rồi sau đó chọn lọc ý hay để viết (10p tối đa)
  • Lên dàn ý cho những điều bạn chuẩn bị viết
  • Liệt kê những ví dụ sẽ hỗ trợ cho quan điểm của bạn
  • Suy nghĩ đến những từ mà bạn có thể sử dụng để liên kết câu
  • Sử dụng câu phức khác nhau để có điểm số cao hơn
  • Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để thể hiện quan điểm của bạn

Một số lưu ý

Viết nháp phần mở đầu (mở đầu tốt sẽ tạo good impression cho người chấm, tốt nhất là nên chuẩn bị sẵn một template và ghi nhớ trong đầu)

Nhớ soát lại lỗi ngữ pháp, chính tả trong bài sau khi xong (khoảng 3p)

Nếu bạn không thể dùng từ đao to búa lớn thì hãy tập trung viết dễ hiểu, lưu loát sẽ dễ để lại ấn tượng sâu đậm cho người chấm

Cuối cùng, bạn sẽ cần phải luyện tập nhiều chứ không có cách nào khác cả.

2.4. Phần nói

  • Xem những video người ta nói được 8.0 hoặc 9.0 IELTS trên YouTube và nghĩ xem mình có thể học được gì từ họ?

  • Một lời khuyên từ thầy Sean mà mình vẫn còn nhớ thường xuyên là hãy nói một cách tự nhiên chứ đừng nói chuyện quá máy móc như một chú người máy.

2.5. Kết luận

Nên ghi lại điểm của từng kỹ năng theo tuần để biết được chỗ nào yếu, chỗ nào mạnh để còn tập trung vào. Đồng thời còn là động lực để phấn đấu tiếp.

3. Cách rèn luyện các kĩ năng Tiếng Anh

3.1. Luyện Nghe

Đối với kĩ năng nghe, bạn nên nghe thường xuyên. Đối với những bạn mới bắt đầu, không phải nghe nhiều là nghe giỏi mà bạn còn phải hiểu nghĩa của cái mình nghe nữa. Tuy nhiên, luật này có thể không áp dụng đối với những bạn đã có vốn từ vựng lớn và đã quen nghe tiếng Anh lâu năm. Đối với những người này có thể dễ dàng phân tích nghĩa của một từ tiếng Anh dựa vào ngữ cảnh.

Vì vậy, mình khuyến khích bạn nghe Podcast mà đã có sẵn bản dịch (tiếng Anh hoặc tiếng Việt)

Khi nghe Podcast, bạn nên chép lại những gì bạn nghe được ra, check lỗi chính tả – ngữ pháp, xong nghe lại lần nữa. Sau khi hoàn tất quá trình trên, bạn hãy đối chiếu bản tiếng Anh mình chép được với bản gốc xem mình còn chưa nghe được từ nào.

Nếu nhìn lại một cách tổng quát thì chỉ cần nghe Podcast mà bạn vừa luyện được kĩ năng Nghe, Đọc, Viết, Nói. Quá tiện đúng không?

Bạn có thể chọn chủ đề yêu thích để luyện nghe

Hãy tưởng tượng như mình đang thi thật, chỉ được nghe một lần

Bạn có thể sử dụng filter transcript trên YouTube để tìm những video có phụ đề tiếng Anh. Sau đấy ấn vào nút ba chấm và chọn Transcript để hiển thị bản dịch tiếng Anh của video đấy. Một mẹo khá hay để luyện nghe.

3.2. Luyện Đọc

Mình KHÔNG có cách nào để cải thiện kĩ năng đọc nhanh cả, bạn không thể làm bài đọc một cách thần tốc hơn bằng cách học kĩ năng Đọc nhanh mà chỉ có cách Đọc nhiều, đặc biệt là các bài đọc khoai vào để cải thiện mức độ đọc hiểu (tuy nhiên, phải nhớ viết một bài tóm tắt lại nội dung chính những gì mình vùa đọc) Tiếp theo, cách hay nhất để cải thiện kĩ năng đọc là luyện tập thường xuyên… Đi kèm với việc tóm tắt lại nội dung của những phần bạn đọc.

  • tích luỹ từ vựng qua việc đọc sách tiếng anh
  • quản lý từ vựng với app anki để giúp ghi nhớ
  • đầu năm mình có đi thi ielts thì bài đầu của ielts mình có làm qua rồi.

Không ngờ lợi ích của việc luyện tập nhiều lại to lớn đến thế. Cuối cùng mình có tận 20p thừa để check lại phần reading.

3.3. Luyện Từ vựng – Ngữ pháp

Xem phim nhiều nhưng phải sử dụng phụ đề Tiếng Anh.

Đọc sách nhiều nhưng phải ghi chép từ vựng lại.

Đặt câu hoặc viết văn sử dụng những từ mới mình học được.

Sử dụng app Flashcards để ghi nhớ từ vựng mới.

Bạn có thể xem phim Anh Ngữ kèm phụ đề tiếng Anh. Sau khi xem xong một lần thì bạn lắp phụ đề tiếng Việt vào để xem những từ tiếng Anh mà nhân vật chính nói có nghĩa là gì.

Thật ra, đã có lần mình áp dụng bài tập Podcast cho một người bạn của mình. Hình như lúc đấy mình ra bài tập là phải xem một lần bộ phim truyện Penthouse ở phụ đề Tiếng Việt xong rồi xem lại một lần nữa bằng Tiếng Anh. Cảm nhận chung là nó khá là cuốn vì cảm giác như mình đang thật sự đọc hiểu tiếng Anh vậy.

3.4. Luyện viết

Tập luyện, tập luyện và tập luyện là cách duy nhất để cải thiện kĩ năng viết Ghi nhớ template mở đầu của bài viết để bữa sau không tốn thời gian suy nghĩ cách mở bài hay

Bạn còn có thể lập một blog, trang web về tiếng Anh để chia sẻ về những kiến thức mà mình đã học được hoặc chia sẻ kiến thức về những lĩnh vực mà bạn ưa thích như là phim ảnh, nghệ thuật, vân vân và mây mây.

3.5. Luyện nói

Tự quay mình nói hàng tuần để xem mức độ tiến triển + tự chấm bản thân mình + có thể luyện cùng bạn bè (accountabilibuddy) để tránh hiện tượng lười hoặc bạn có thể nhờ một người nước ngoài hỗ trợ để giúp cho giọng nói tự nhiên hơn.

Xem nhiều phim vào và áp dụng kĩ thuật Shadowing (Cái bóng), bạn sẽ cố gắng bắt bước y hệt một đoạn văn hay cuộc hội thoại tiếng Anh mà bạn nghe được. tham gia nhóm chat tiếng anh trên mạng có thể là Discord, vv.vv.. hoặc bạo hơn thì lập hẳn cả 1 channel YouTube luôn

Bên cạnh đó, nếu có thể thì bạn tìm kiếm cho mình một partner để cùng nhau đặt mục tiêu ôn luyện. Mức 6.0 hay 6.5 hoặc cao hơn đều có thể đạt được nếu có người bạn đồng hành tin cậy. Đặc biệt với phần Speaking, có người trao đổi trò chuyện sẽ nâng kỹ năng hơn nhiều.

Nếu có điều kiện, bạn hãy cố gắng tìm kiếm những người nước ngoài đang sinh sống ở trong thành phố để có thể trau dồi thêm kĩ năng nói. Hồi mình còn đang ôn thi HSG QG thì mình thường dành 2 buổi sáng để luyện nói cùng với thầy Sean Laurence. Các bạn có ai biết thầy này không nhỉ?

  • Tự quay mình nói hàng tuần để xem mức độ tiến triển + tự chấm bản thân mình + có thể luyện cùng bạn bè (accountabilibuddy) để tránh lười
  • Xem nhiều phim vào và áp dụng kĩ thuật shadowing hoặc từ mình roleplay để cải thiện pronunciation, nói tự nhiên hơn cái này mình học được ở trang leonardoenglish

4. Một số công cụ hữu ích để rèn luyện kĩ năng tiếng Anh

4.1. IELTS Online Tests

bạn còn có thể luyện 2 kĩ năng Nghe và Đọc trên các trang trực tuyến như IeltsOnlineTests, vừa cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình, vừa biết được năng lực của mình tương xứng với bao nhiêu điểm nếu đánh giá theo thang điểm IELTS.

4.2. Tandem và Speaky

Ứng dụng Tandem và Speaky, mình được biết đến hai ứng dụng này nhờ thầy Sean. Trong thời gian ôn thi HSG QG, mình thường xuyên sử dụng hai phần mềm trên để kết nối với người nước ngoài để luyện nói tiếng Anh. Lúc đầu còn hơi sợ nhưng sau dần dần thì cũng quen.

4.3. Leonardo English

Trang này có sẵn podcast và transcript, đi kèm với rất nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh, bạn nên vào đây để luyện kĩ năng nghe nhé.

4.4. Grammarly

Trang kiểm tra ngữ pháp, kiểm tra bài viết của bạn, có tiện ích ở điện thoại hoặc trình duyệt

Updated: